Chương trình Hành động ASEAN về Cạnh tranh 2016-2025
Từ tháng 8 năm 2015 tới tháng 11 năm 2016, các chuyên gia của APCO đã hỗ trợ việc xây dựng Chương trình Hành động của ASEAN về Cạnh tranh (ACAP) 2016-2025. Mục tiêu của Chương trình Hành động này là nhằm hỗ trợ các hoạt động của Nhóm Chuyên gia về Cạnh tranh của ASEAN (AEGC) và xây dựng một “chế độ cạnh tranh hiệu quả và tiến bộ với trình độ cao” trong khu vực ASEAN tới năm 2025. Để có thêm thông tin về Chương trình này, truy cập địa chỉ <https://asean.org/storage/2012/05/ACAP-Website-23-December-2016.pdf>.
Từ tháng 6 tới tháng 11 năm 2020, AEGC sẽ tiến hành một Rà soát Giữa kỳ (MTR) đối với Chương trình này, nhằm tổng kết các thành tựu và tiến triển đã đạt được từ năm 2016 tới 2020, cũng như rút ra các bài học cụ thể, giúp hiệu chỉnh Chương trình ban đầu và lập kế hoạch thực hiện các hoạt động còn lại tới năm 2025. Các chuyên gia của APCO sẽ tiếp tục tham gia thực hiện Rà soát này, trong khuôn khổ hỗ trợ từ một Dự án Hợp tác ASEAN-Đức mang tên “Thúc đẩy cạnh tranh trong khuôn khổ Sáng kiến Hội nhập ASEAN” (gọi tắt là COMPETE) do Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Đức GIZ thực hiện.
Chỉ số Trao quyền cho Người tiêu dùng ASEAN (ACEI)
Chỉ số Trao quyền cho Người tiêu dùng ASEAN (ACEI) là một sáng kiến chủ đạo trong Chương trình Hành động Chiến lược về Bảo vệ Người tiêu dùng ASEAN (ASAPCP) 2016-2025, nhằm mục tiêu đo lường mức độ nhận thức và năng lực của người tiêu dùng tại tất cả các quốc gia thành viên ASEAN, cũng như quan điểm của họ về một số vấn đề như các quyền cơ bản của người tiêu dùng cũng như những vấn đề quan trọng liên quan tới các nghành nghề và hàng hóa, dịch vụ cụ thể. Kết quả đo lường chỉ số này sẽ được sử dụng làm cơ sở thực tiễn để phát triển các chính sách bảo vệ người tiêu dùng thích hợp cũng như thực thi pháp luật hiêu quả trong nội bộ các quốc gia thành viên cũng như trên toàn khu vực ASEAN.
Các chuyên gia của APCO đã hỗ trợ Ủy ban ASEAN về Bảo vệ Người tiêu dùng (ACCP) trong quá trình lên ý tưởng và xây dựng bộ chỉ số (từ năm 2017-2018) cũng như thực hiện thí điểm bộ chỉ số ACEI đầu tiên (từ năm 2019-2020), trong khuôn khổ hỗ trợ từ một Dự án Hợp tác ASEAN-Đức mang tên “Bảo vệ Người tiêu dùng tại ASEAN” (gọi tắt là PROTECT) do Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Đức GIZ thực hiện.
Bộ chỉ số ACEI đầu tiên đã tổng hợp thông tin về tình hình bảo vệ người tiêu dùng hiện nay tại các quốc gia thành viên ASEAN, giúp hình thành căn cứ thực tiễn ban đầu. Các bộ chỉ số ACEI trong các năm tiếp theo sẽ giúp các quốc gia thành viên ASEAN có thể nắm được các tiến triển và thay đổi theo thời gian, từ đó thực hiện thiết kế các kế hoạch, chiến lược thích hợp về bảo vệ người tiêu dùng.
Để có thêm thông tin về Chỉ số ACEI 2020, hãy truy cập trang web của ACCP tại < https://aseanconsumer.org >.
Bộ Hướng dẫn về Thực hiện Nghiên cứu Thị trường
Từ tháng 5 năm 2019 tới tháng 2 năm 2020, các chuyên gia của APCO hỗ trợ việc xây dựng Bộ Hướng dẫn về Thực hiện Nghiên cứu Thị trường của Nhóm Chuyên gia về Cạnh tranh trong ASEAN (AEGC). Đây là một hướng dẫn giản tiện và dễ sử dụng về cách thức tiến hành các nghiên cứu thị trường bởi/phục vụ cho các cơ quan cạnh tranh trong và ngoài khu vực ASEAN.
Hướng dẫn này miêu tả chi tiết các loại hình nghiên cứu thị trường khác nhau; các bước/giai đoạn cụ thể trong một dự án nghiên cứu thị trường; cũng như các yếu tố/vấn đề quan trọng không thể bỏ qua, các khái niệm chính yếu trong phân tích cạnh tranh, cũng như các kỹ thuật cơ bản để thu thập và phân tích thông tin/dữ liệu. Hướng dẫn cũng bao gồm một Bộ Công cụ dành cho các giảng viên đào tạo để giúp họ dễ dàng áp dụng các nội dung của Hướng dẫn trong các hoạt động đào tạo trong tương lai.
Hướng dẫn này có thể được truy cập từ địa chỉ <https://asean-competition.